Tăng Tỉ lệ chuyển đổi mua hàng hiệu quả
Tỉ lệ chuyển đổi bán hàng càng cao thì cho thấy website hoạt động càng hiệu quả, đang hướng đến đúng đối tượng
*Vạn sự bắt đầu từ một trang web chỉn chu.
Tỉ lệ chuyển đổi bán hàng và những điều cần biết
Trong kinh doanh truyền thống thì nhiều anh chị chủ doanh nghiệp ít để ý tới khái niệm “tỉ lệ chuyển đổi bán hàng” này, vì thường mọi người sẽ tập trung đến 2 chỉ số doanh thu và lợi nhuận nhiều hơn, nhưng lại quên mất công thức tính doanh thu thì tỉ lệ chuyển đổi có vai trò quan trọng như thế nào.
Doanh thu = Số lượng hàng bán * Đơn giá bình quân
Trong đó: Số lượng hàng bán = Số lượng tiếp cận * Tỉ lệ chuyển đổi (CVR)
=> Doanh thu = Số lượng tiếp cận * Tỉ lệ chuyển đổi (CVR) * Đơn giá bình quân
Tỉ lệ chuyển đổi bán hàng thể hiện hiệu quả bán hàng thành công trên tổng lượt tiếp cận khách hàng tại cửa hàng. Ví dụ, cứ 10 khách hàng vào cửa hàng, thì có 8 khách hàng mua hàng, tỉ lệ chuyển đổi đạt 80%. Khi có các phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả, doanh nghiệp có thể đo lường được khả năng chuyển đổi tỉ lệ này của nhân viên.
Dựa vào công thức trên cho thấy để muốn vai trò của tỉ lệ chuyển đổi bán hàng trong tăng doanh thu là không nhỏ. Muốn tăng doanh thu cần tăng lượng tiếp cận, tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng giá bán bình quân.
Nhưng việc tăng giá bình quân cần phải xem xét với cạnh tranh và thị trường, lượng tiếp cận cần sự phối hợp nổ lực của các hoạt động marketing thu hút khách hàng, doanh nghiệp rất khó kiểm soát được 2 yếu tố này.
Tỉ lệ chuyển đổi bán hàng thì doanh nghiệp chủ động hơn, nhân viên đóng vai trò quan trọng trong tư vấn, doanh nghiệp có thể tạo thêm động lực mua hàng cho khách hàng bằng những trải nghiệm mua sắm hoặc các ưu đãi.
Vai trò của tỉ lệ chuyển đổi bán hàng rất quan trọng, là 1 trong 3 yếu tố tác động đến doanh thu của doanh nghiêp. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường tập trung giảm chi phí, hoặc tăng giá bán để đạt lợi nhuận, và lại bỏ quên tỉ lệ chuyển đổi lại là yếu tố kiểm soát được và góp hiệu quả cao trong tăng doanh thu.
Đối với kinh doanh online thì tỉ lệ chuyển đổi bán hàng cũng quan trọng không có ngoại lệ, tuy nhiên sẽ có sự khác nhau về cách gia tăng tỉ lệ chuyển đổi giữa kinh doanh truyền thống và kinh doanh online.
Tỉ lệ chuyển đổi bán hàng = Số lượng mua hàng / Tổng khách truy cập
Giả sử tỉ lệ chuyển đổi bán hàng đạt mức 5% sau đo lường và khảo sát, từ đó, việc gia tăng lượng khách truy cập vào website và động lực mua hàng sẽ là đầu vào quan trọng để có thể gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Để thu hút được nhiều khách hàng truy cập, ở lại với website của doanh nghiệp thì việc xây dựng một nền tảng website chỉn chu là không thể thiếu. Website chỉn chu không chỉ giúp khách hàng cảm thấy sự uy tín của doanh nghiệp mà còn giúp tăng trải nghiệm khách hàng, một yếu tố then chốt cho việc mua hàng.
Theo dõi các chỉ số tỷ lệ chuyển đổi bán hàng, lượt xem, lượt bình luận, lượt click, giúp doanh nghiệp đánh giá tốt hơn về hoạt động hiệu quả của website, từ đó cũng có những đánh giá và cải thiện tốt hơn về những chỉ số hoạt động khác của website
Có nhiều loại chuyển đổi mà doanh nghiệp quy định, ví dụ như chuyển đổi mua hàng, chuyển đổi cuộc gọi, chuyển đổi email marketing… trong bài viết này chúng tôi tập trung hướng đến tỉ lệ chuyển đổi mua hàng trên website doanh nghiệp.
Để tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng trên website cần đảm bảo 2 yếu tố chính: động lực mua hàng và lượt truy cập website doanh nghiệp. Và chúng tôi cũng đã có một bài viết về 7 giải pháp cải thiện trải nghiệm người dùng trên website đơn giản để giúp cải thiện tỉ lệ chuyển đổi trên website.
Song song với đó, việc xây dựng một quy trình kinh doanh online để tạo ra một chiếc phểu lọc hiệu quả cho hệ thống bán hàng trên website sẽ là những bước đi hiệu quả giúp gia tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng
Nghiên cứu thị trường:
- Công việc này giúp doanh nghiệp mới bắt đầu xác định được phân khúc khách hàng phù hợp, đối tượng khách hàng hướng đến và mục tiêu định vị thương hiệu của mình đối với người dùng.
- Mấu chốt của việc nghiên cứu thị trường cần biết được đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phục vụ ai, giá trị mang lại là gì? và chuỗi sản phẩm mang đến giá trị đó cho khách hàng.
Tạo ra nội dung giáo dục khách hàng: Sử dụng các dạng Search Intent (ý định tìm kiếm của người dùng) để cung cấp những thông tin giá trị bổ ích cho người mua, đây cũng là nơi để doanh nghiệp xây dựng chiến lược nội dung và từ khóa cho website.
- Bài viết: là hình thức phổ biến để cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng
- Hướng dẫn: Các thông tin hữu ích về cách sử dụng, bí quyết, mẹo vặt…
- Video: Xây dựng những nội dung dưới dạng video.
Xây dựng khách hàng tiềm năng:
- Free quà tặng: tặng sản phẩm / hoặc giảm giá shock cho những ai nhanh nhất
- Xây dựng bảng khảo sát hoặc bộ câu hỏi chủ đề đánh vào “nổi đau” của khách hàng.
- Tham gia đăng ký quay trúng thưởng, hoặc nhận mã khuyến mãi cho những lần mua tiếp theo.
==> Khách hàng để lại thông tin liên hệ để doanh nghiệp có thể tiếp cận, chăm sóc qua email. sms, zalo. gọi trực tiếp….
Xây dựng quy trình bán hàng trên website:
- Xây dựng các giải pháp kinh doanh để phục vụ quy trình mua sắm trên website: Tính năng lọc, tính năng giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, trả góp, lựa chọn vận chuyển, quản lý mã khuyến mãi, và tracking vận đơn.
- Sử dụng các chiến lược chim mồi, giá thấp đến giá cao, mass selling…. để hướng tới đưa ra các gợi ý bán hàng liên tục cho khách hàng.
- Đảm bảo quy trinh bán hàng phải minh bạch thông tin, rõ ràng, và dễ lựa chọn trong quá trình trải nghiệm, không nên đánh đố khách hàng
Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng:
- Tích hợp công cụ chat trực tiếp trên website, hotline, facebook chat, zalo…. để nhanh chóng giải đáp các thắc mắc nếu trong quá trình mua hàng khách hàng gặp vấn đề.
- Gửi email thông báo đơn hàng, thông báo thanh toán, thông báo vận đơn cho khách hàng có thể theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Thực hiện re-marketing thông qua email chăm sóc, hỏi thăm, sms, hoặc gọi điện chăm sóc định kỳ, quản lý thông tin sinh nhật khách hàng….
==> Tạo một trải nghiệm WOW cho khách hàng không chỉ mua sắm trên website, mà sau khi mua và chăm sóc để thúc đẩy khách hàng quay lại mua và giới thiệu người mua cùng.
Xây dựng hệ thống giới thiệu:
- Một hình thức rất phổ biến hiện nay đó là Affiliate Marketing, hình thức này hoạt động dựa trên hình thức giới thiệu người mua và nhận về hoa hồng. Các sàn TMĐT như Shopee, hoặc các thương hiệu lớn như TGDĐ đều áp dụng hình thức này để tăng doanh số, và hình thức này mang đến tỉ lệ chuyển đổi rất cao.
- Phát triện hệ thống Landing pages để tập trung bán những sản phẩm chủ đạo.
- Đảm bảo quy trinh bán hàng phải minh bạch thông tin, rõ ràng, và dễ lựa chọn trong quá trình trải nghiệm, không nên đánh đố khách hàng